Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu tối thiểu đối với việc sản xuất và thử nghiệm cáp bện bằng sợi thép sử dụng cho mục đích chung, bao gồm cả các thiết bị nâng chuyển, ví dụ như cáp cần trục, tời nâng hạ. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho cáp treo và các Bảng cho biết lực phá huỷ tối thiểu đối với cáp bện từ sợi thép có đường kính, cấp độ bền và kết cấu thông dụng nhất. Tiêu chuẩn này thích hợp áp dụng với các loại cáp bện đơn, cáp chịu cuốn, cáp bện đôi song song được chế tạo từ các sợi thép không mạ, mạ kẽm và mạ hợp kim kẽm với đường kính cáp ñến 60 mm, ñược cung cấp với khối lượng sản xuất lớn.
Tiêu chuẩn này không áp dụng ñối với các loại cáp dùng cho:
– Mục đích khai thác mỏ;
– Điều khiển máy bay;
– Công nghiệp dầu mỏ và khí ñốt tự nhiên;
– đường cáp treo và tời kéo;
– Thang máy, hoặc
– Mục đích đánh bắt cá.
Áp dụng theo tiêu chuẩn sau:
TCVN 1827 (ISO 7800), Vật liệu kim loại Dây Thử xoắn đơn.
TCVN 3782 : 2009 (ISO 2232 : 1990), Thép vuốt nguội sợi tròn dùng cho chế tạo cáp thép cacbon công dụng chung và cho chế tạo cáp thép đường kính lớn
Yêu cầu kỹ thuật.
ISO 3108, Steel wire ropes for general purposes — Determination of actual breaking load (Cáp thép sử dụng cho mục đích chung Xác định tải trọng phá huỷ thực).
ISO 4345, Steel wire ropes — Fibre main cores — Specification (Cáp thép, Lõi chính sợi chỉ ,Chỉ tiêu kỹ thuật).
ISO 4346, Steel wire ropes for general purposes — Lubricants — Basic requirements (Cáp thép sử
dụng cho mục đích chung, Mỡ bôi ,Các yêu cầu cơ bản).
ISO 10425 : 2003, Steel wire ropes for the petroleum and natural gas industries — Minimum requirements and terms of acceptance (Cáp thép dùng trong công nghiệp dầu mỏ và khí đốt tự nhiên
Yêu cầu tối thiểu và tiêu chí chấp nhận).
ISO 17893, Steel wire ropes — Vocabulary, designations and classifications (Cáp thép – Từ vựng, ký hiệu và phân loại).
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa theo ISO 17893.
Trước khi chế tạo cáp, các sợi thép phải chọn có đường kính phù hợp, phải se xoắn với nhau và có khi phải mạ, các yêu cầu được nói rõ trong Phụ lục A.
CHÚ THÍCH 1: Phụ lục A dựa trên TCVN 3782 (ISO 2232) song nội dung mở rộng về kích thước dây và cấp độ
bền kéo.
CHÚ THÍCH 2: đối với thép dây đã biết kích thước và cấp độ bền kéo, thì tính chịu xoắn của dây trong A.2 của
ISO 10425 : 2003 đạt hoặc vượt quá giá trị cho trong Phụ lục A. đối với các loại cáp chia theo cấp độ bền, chế tạo bởi các sợi thép có giới hạn bền được cho trong
CHÚ THÍCH 3: Các giá trị lực phá huỷ tối thiểu của các loại cáp có cấp độ bền 1570, 1770, 1960 và 2160 được trình bày trong Bảng C.1 đến C.14 là kết quả tính toán trên cơ sở cấp độ bền của cáp và không phải là cấp độ bền kéo của các sợi thép riêng lẻ.
Tất cả các sợi thép có cùng đường kính danh nghĩa trong cùng một lớp phải có cùng cấp độ bền kéo.
Các phương pháp thử nghiệm phải tiến hành theo TCVN 3782 (ISO 2232).