Tất cả máy móc và động cơ hay thiết bị phải ngừng vận hành và được bảo vệ ngăn ngừa việc tái khởi động trong thời gian bảo dưỡng.
Các bước chuẩn bị tiến hành bảo dưỡng
- Đóng bàn kẹp trên bộ phận quay trước khi bắt đầu sửa chữa.
- Tất cả các bộ phận đang quay của máy phải ngừng lại trước khi bạn di dời các thiết bịbảo vệ hay mở nắp.
- Để máy tránh xa các chất và nguyên liệu dễ cháy. Không được sử dụng xăng, dầu hoặc các chất dễ cháy khác để vệ sinh máy.
- Tắt nguồn cấp điện trước khi bắt đầu các công việc bảo dưỡng, sửa chữa. Đặt biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” tại tủđiều khiển.
- Khi bảo dưỡng phải đeo dây an toàn, trước khi thắt dây phải kiểm tra độ an toàn của dây có đảm bảo hay không.
- Sau khi bảo dưỡng, rà soát để không có lỗ rò, khe hởở những điểm chắp nối.
- Khi hàn nối phải làm theo đúng hướng dẫn.
- Nếu thực hiện công việc hàn điện trên bất kỳ bộ phận nào của máy, không được hướng dòng hàn đi qua Plain hay giá chống ma sát, vật nối di động khác và thiết bịđo lường. Luôn hướng trực tiếp dòng hàn đến phần đang được hàn.
- Đóng lại tất cả các thiết bị bảo vệ và đóng tất cả nắp khi hoàn thành công việc bảo dưỡng.
Công tác kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa Cẩu trục, palăng, monorai:
Nhằm mục đích đảm bảo chất lượng các thiết bịđiện và nhanh chóng sửa chữa thiết bị sau sự cốđể sớm đưa thiết bị vào vận hành.
Công tác kiểm tra định kỳ Cẩu trục, palăng, monorai:
Công tác kiểm tra định kỳít nhất 1 tháng 1 lần phải kiểm tra tình trạng vận hành của cẩu trục, pa lăng, monorai và toàn bộ các thiết bị nhất thứ, nhị thứ trong trạm. Nếu phát hiện thấy hiện tượng bất thường phải báo cáo ngay cho cấp lãnh đạo và ghi vào sổ kiểm tra quản lý vận hành.
Kiểm tra xử lý sự cố:
Khi có sự cố phải nhanh chóng xác định vị trí và tính chất hưhỏng, biện pháp khắc phục và xác định khả năng có thểđóng điện lại lần nữa hay không.
Công tác bảo dưỡng các thiết bị điện:
Việc bảo dưỡng các thiết bị điện phải phối hợp với lịch thí nghiệm, bảo dưỡng định kỳ thiết bị. Đồng thời phải tuân theo quy định và hướng dẫn của nhà chế tạo
Yêu cầu đối với nhân viên quản lý, vận hành và sửa chữa thiết bị:
Các nhân viên quản lý, vận hành và sửa chữa thiết bị bắt buộc phải hiểu và nắm rõ các quy trình, quy phạm sau:
– Quy trình vận hành trạm điện và các thiết bị điện.
– Quy trình kỹ thuật an toàn điện.
– Quy trình đánh số thiết bị trong hệ thống điện của nhà máy.
-Tính năng kỹ thuật, quy trình vận hành và bảo dưỡng các thiết bị đang quản lý, vận hành.
Đối tượng áp dụng:
HD này được áp dụng cho tất cả các cán bộ kỹ thuật viên, công nhân vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị thuộc phạm vi trong toàn nhà máy. Những cán bộ, công nhân kỹ thuật được đào tạo đúng nghề nghiệp, nắm chắc các chỉ tiêu kỹ thuật thiết bị, đã qua kiểm tra kỹ thuật an toàn đạt yêu cầu mới được kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa Cẩu trục, palăng, mono ray điện.
Đơn vị quản lý trực tiếp thiết bị có trách nhiệm thực hiện nghiêm chế độ kiểm tra định kỳ bảo dưỡng, tra dầu mỡ theo đúng quy trình kỹ thuật, phải có sự theo dõi tình trạng làm việc của thiết bị. Cấm không được thay đổi các thông số, đấu tắt các thiết bị giám sát, đo lường khi chưa có lệnh của cấp có thẩm quyền. Trước khi vận hành phải kiểm tra đầy đủ điều kiện kỹ thuật, điều kiện an toàn cho phép.
Trách nhiệm bộ phận liên quan :
Giám đốc, Phó giám đốc: đảm bảo văn bản được tuân thủ. Phòng kỹ thuật Cơđiện – TĐH: phổ biến, cập nhật, theo dõi việc thực hiện.
Quản đốc, Phó quản đốc, Trưởng các Phòng ban, Phân xưởng chủ quản: có trách nhiệm đôn đốc, phổ biến cho toàn thể CBCNV đơn vị mình có liên quan đến việc kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng, sửa chữa, nắm vững và tuân thủ theo HD này, ai vi phạm phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty. CBCNV liên quan: thực hiện đúng các yêu cầu quy định.