Các lõi của cáp sợi quấn đơn lớp thông thường là thép hoặc sợi, tuy nhiên có thể sử dụng các loại khác, chẳng hạn như compozit (ví dụ thép độn sợi hoặc thép độn polymer) hoặc polymer rắn.
Người đặt hàng phải quy định tất cả các yêu cầu về loại lõi riêng.
Các lõi sợi dùng cho cáp quấn đơn lớp phải phù hợp với ISO 4345 và đối với cáp đường kính 8 mm hoặc lớn hơn phải quấn đúp khép kín (đó là sợi chỉ quấn vào sợi thép và sợi này lại quấn thành cáp).
Lõi sợi tự nhiên phải xử lý ngâm tẩm hoá chất để chống sự thối rữa, mục nát.
Lõi thép có thể là sợi riêng biệt trong cáp (IWRC) hoặc bện với sợi thép cáp (WSC).
Lõi thép của cáp quấn đơn lớp có đường kính lớn hơn 12 mm có dạng sợi riêng biệt (IWRC) nếu không có quy định nào khác
Mỡ bôi cáp
Mỡ bôi cáp phải phù hợp với ISO 4346.
Chế tạo cáp
Quy định chung
Tất cả các sợi thép trong một dây cáp phải được đặt theo cùng một hướng.
TCVN 5757 : 2009
Ngoại trừ nối với cáp compac, lõi cáp được thiết kế (thép) hoặc được lựa chọn (sợi chỉ) sao cho trong dây cáp mới khi căng trong máy đánh tao vẫn còn khe hở giữa các mặt ngoài của các nhánh cáp.
Sợi cáp hoàn chỉnh phải có các sợi xếp sắp đều đặn không có chỗ nào sợi bị bở ra, bó cáp bị siêu vẹo và các hiện tượng bất thường khác.
Khi không cuộn và không chịu tải sợi cáp không được lượn sóng.
ðầu tận cùng của cáp phải vừa vặn để dễ lắp nối, khi cần thiết phải được che bọc để giữ cho đầu cáp nguyên vẹn và ngăn cản sự tẽ mối.
Sự chắp nối sợi thép cáp
Những sợi thép có đường kính lớn hơn 0,4 mm khi cần phải chắp nối thì sẽ hàn vảy cứng hoặc hàn vảy mềm.
Những sợi thép có đường kính nhỏ hơn hay bằng 0,4 mm khi cần chắp nối thì hàn vảy cứng, hàn vảy mềm, buộc xoắn hoặc các đầu dây gài lồng đơn giản vào nhau trong khi tạo dảnh cáp.
Nếu như nút nối xoắn hình thành trong quá trình chế tạo cáp, thì bất kỳ điểm lỗi nào tạo thành do nối xoắn dây cuối cùng phải được mài bỏ khi cáp chế tạo xong.
Bôi mỡ
Lượng mỡ và loại mỡ bôi phải phù hợp với công dụng của cáp.
Người đặt hàng cần nói rõ công dụng của cáp hoặc các yêu cầu riêng về bôi mỡ.
Sự tạo hình trước và sự tạo hình bổ sung
Dây cáp phải qua tạo hình trước và/hoặc tạo hình bổ sung trừ khi có sự trình bày khác của người đặt hàng.
CHÚ THÍCH: Một số cáp bện đôi song song và cáp chịu cuốn không có tạo hình trước hoặc là chỉ có tạo hình trước từng phần.
Cấu tạo
Cấu tạo của cáp sẽ là hoặc một trong những lớp phủ theo nhóm sau hoặc cấu tạo của nó (bao gồm cả cáp có các dảnh compac và cáp compac (rèn) theo ấn định của nhà sản xuất.
6 × 7, 6 × 24FC, 6 × 37M, 6 × 19, 6 × 36, 8 × 19, 8 × 36, 6 × 25TS, 18 × 7, 34(M) × 7 và 35(W) × 7.
Khi khách hàng chỉ quy định loại cáp thì cấu tạo được cung cấp do nhà sản xuất quy định.
Khách hàng cần quy định cấu tạo hoặc loại cáp.
Cấp độ bền đối với hầu hết các loại cáp thông dụng, các cấp độ bền của cáp được cho trong Bảng C.1 đến Bảng C.14.
Các cáp có ñộ bền trung gian giữa các cấp, bao gồm cả những loại cáp cho trong ISO 10425, có thể được cung cấp theo thoả thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất liên quan đến tất cả các yêu cầu khác phải đặt.
CHÚ THÍCH: Không phải các loại cáp đều nhất thiết phải có cấp độ bền.
Thép sợi thành phẩm
Thép sợi thành phẩm phải là không mạ (mặt sáng), mạ kẽm chất lượng B hoặc mạ kẽm chất lượng A.
Thép sợi thành phẩm không mạ dạng dùng để bện cáp, sự thay thế thép sợi không mạ bằng thép sợi có mạ phải bị giới hạn ở những sợi phía trong, những sợi tâm, những sợi lấp đầy và những sợi lõi.
Thép sợi thành phẩm mạ kẽm dạng hoàn tất dùng để bện cáp, tất cả phải mạ kẽm, bao gồm tất cả các thép sợi lõi cáp.
Khi trong đặt hàng có nói rõ lớp mạ có thể bao gồm cả mạ hợp kim kẽm Zn 95/AL5.
4.2.8 Phương và kiểu bện cáp
Phương và kiểu bện cáp có thể là một trong các dạng sau:
a) Xoắn phải kiểu xếp sợi thông thường (sZ)2);
b) Xoắn trái kiểu xếp sợi thông thường (zS)3);
c) Xoắn phải bước xoắn đều đặn (zZ)4);
d) Xoắn trái bước xoắn đều đặn (sS)5);
4.3 Sự lựa chọn và phân loại
Sự lựa chọn và phân loại cáp phải phù hợp với hệ thống điều kiện của ISO 17893.